Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, ngành thuế đã đưa ra nhiều khẩu hiệu như “Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời”; “Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân”… Về cơ bản, các khẩu hiệu này đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thuế cần phải khẳng định giá trị, cũng như tầm nhìn bằng “Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam”.
Tuyên ngôn chính là bản cam kết của ngành thuế trước Đảng, Nhà nước, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội. Việc ban hành Tuyên ngôn đòi hỏi toàn thể công chức, viên chức ngành thuế phải thực hiện và đạt bằng được các giá trị đã cam kết. Tuyên ngôn cũng là cơ sở để người nộp thuế và cộng đồng xã hội, giám sát, theo dõi để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
Trong Tuyên ngôn, chúng tôi khẳng định trở thành “đối tác tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế” và “phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu xếp hạng thuận lợi về thuế tại khu vực ASEAN”.
Có vẻ như do bị “mất điểm” trước các tổ chức tổ chức tài chính quốc tế, nên ngành thuế phải công bố Tuyên ngôn để cải thiện tình hình?
Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2013 do Ngân hàng Thế giới và Công ty Tài chính quốc tế (IFC), mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng thuế 32 lần/năm, thời gian để hoàn tất các thủ tục về thuế là 872 giờ/năm. Trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2013, Việt Nam xếp hạng 138/185 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đánh giá mức độ thuận lợi về thuế.
So với năm 2012, thứ hạng thuận lợi về thuế của Việt Nam tăng được 15 bậc (năm 2012 xếp 153/185), nhưng chúng ta vẫn đứng thứ 9 trong khu vực ASEAN. Chính vì vậy, trong Tuyên ngôn, chúng tôi đặt quyết tâm, đến năm 2015 sẽ trở thành 1 trong 5 nước đứng đầu khu vực ASEAN, đến năm 2020 sẽ nằm trong “top 4” nước trong khu vực ASEAN có mức độ thuận lợi về thuế theo đúng Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đang đứng ở vị trí “áp chót” trong khu vực ASEAN, trong khi mục tiêu đặt ra là vào “top 5” có mức độ thuận lợi về thuế trong vòng 3 năm nữa. Xem ra mục tiêu này khá khó, thưa ông?
Biết là khó, nên thời gian qua, ngành thuế đã tích cực đổi mới phương thức quản lý, chính sách thuế tiếp cận dần với những thông lệ quốc tế tốt nhất, thực hiện đơn giản hoá, công khai, minh bạch hơn 350 thủ tục hành chính thuế ở tất cả các cấp. Kết quả là, đã tăng được 15 bậc trong bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trong Báo cáo Môi trường kinh doanh so với năm 2012.
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp…, Luật Quản lý thuế và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2013 sẽ là điều kiện để ngành thuế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế. Bên cạnh đó, việc công bố Tuyên ngôn ngành thuế với 4 thước đo được coi là giá trị: “Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới” là cơ sở để ngành thuế hoàn thành mục tiêu đặt ra.
Có nghĩa là, ngoài căn cứ vào các chính sách thuế, người nộp thuế có thể căn cứ vào các giá trị mà ngành thuế đặt ra để làm thước đo công chức thuế, cơ quan thuế trong việc phục vụ người nộp thuế?
Người nộp thuế có thể lấy 4 giá trị mà chúng tôi đã tuyên bố làm tiêu chí để đối chiếu với các hành vi của ngành thuế nói chung và của từng công chức, viên chức thuế nói riêng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Cụ thể, ngành thuế thực hiện quản lý thuế rõ ràng, công khai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân (minh bạch); có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo, luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với người nộp thuế (chuyên nghiệp); luôn tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp một cách trung thực, đáng tin cậy (liêm chính); luôn đổi mới tư duy, hành động để quản lý thuế hiệu quả và mang lại giá trị tốt nhất cho mọi tổ chức, cá nhân (đổi mới).
Tin liên quan
CHIÊU SINH LỚP ÔN THI CPA 2024
ÔN THI CPA CHỈ VỚI 3,1 TRIỆU THẬM CHÍ 0 ĐỒNG TIN VUI CHO ACE KẾ TOÁN MUỐN NÂNG TẦM GIÁ TRỊ BẢN THÂN, THI CPA CHƯA BAO GIỜ THUẬN LỢI NHƯ THẾ NÀY Chỉ với 3.1 triệu thậm chí 0 đồng cùng sự quyết tâm, ai cũng dễ dàng...
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng từ 01/01/2024
Sáng 29/11, với trên 93,5% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu). Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận...
Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. TẢI NGHỊ ĐỊNH 44_2023_ND-CP_30062023-signed TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 44/2023/NĐ-CP #nd44 ...
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phát triển
Tại dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung quy định về phương pháp tính thuế đối với DN áp dụng chế độ kế toán siêu nhỏ; áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất thông thường đối với...
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì, vì sao quan trọng?
Gần 140 quốc gia đã, đang triển khai thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam dự tính triển khai từ năm 2024. Loại thuế này quan trọng ra sao? Thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Tháng 10/2021, đã có 136 quốc gia đồng ý với đề xuất cải cách...