Thành lập Tiểu Ban nghiên cứu Luật kế toán

Trong năm 2011, VCCI đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát luật kế toán”, tham dự Hội thảo luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, hiện nay luật kế toán có 28 vấn đề cần phải xem xét, sửa đổi dựa trên tính minh bạch, thống nhất, khả thi, hợp lý. Vì theo ông, một số điều luật trong thời điểm này không còn phù hợp khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); nền kinh tế đã phát triển một bước cao hơn; nhiều văn bản luật ở các lĩnh vực khác có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới,…

Một trong những vấn đề cần sửa đổi trong luật kế toán được ông nhấn mạnh như: luật kế toán Việt Nam chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa quy định hết các hành vi bị cấm nên xảy ra nhiều trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, mối quan hệ luật và chuẩn mực kế toán,…

Quan tâm đến vấn đề này, bà Hà Thị Tường Vy, Nguyên Trưởng phòng, Vụ Chế độ Kế toán, Bộ Tài chính, hiện là Phó trưởng Ban quản lý hành nghề dịch vụ kế toán trực thuộc Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam – VAA cho rằng, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước chưa biết chuẩn mực kế toán là gì? Theo bà, nếu chuẩn mực đi theo luật thì gây khó khăn trong công tác kế toán của doanh nghiệp vì thế nên thống nhất theo chuẩn mực kế toán.

anhjpgjpg 094214

Về vấn đề đạo đức trong nghề nghiệp, theo bà cách sửa đổi và kiến nghị của luật gia Vũ Xuân Tiền chưa hợp lý, vì nếu sửa đổi thành “Lập các hệ thống sổ kế toán khác nhau nhằm mục đích vụ lợi” sẽ càng gây khó khăn trong công tác điều tra hành vi sai phạm về đạo đức hơn.

Đối với hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính (BCTC) cũng được quan tâm nhiều, theo ông Vũ Xuân Tiền, doanh nghiệp phải công khai BCTC khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc đối tác quan trọng trong quan hệ thương mại.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại cho rằng điều đó là không cần thiết, đại diện công ty Honda đặt vấn đề, tại sao phải yêu cầu BCTC, yêu cầu đó nhằm mục đích gì, và những doanh nghiệp không niêm yết như công ty bà có cần thiết phải công khai không?

Trả lời vấn đề này, ông Vũ Xuân Tiền cho rằng, các công ty công khai BCTC để các đối tác kinh doanh trong quan hệ thương mại đầu tư có thể nắm rõ được tình hình hoạt động tài chính của công ty đó, tạo thuận lợi trong hợp tác làm ăn hơn.

Ông Trịnh Đức Vinh, Trưởng phòng Kế toán doanh nghiệp-Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính cũng cho biết, không thể chờ yêu cầu mới công khai BCTC mà phải công khai định kỳ.


Hiện, cả nước có hơn 100 người đăng ký hành nghề kế toán nhưng thực tế có hàng trăm nghìn người đang thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán, tuy nhiên vẫn chưa có chế tài xử phạt những người hành nghề không đăng ký,  bà Hà Thị Tường Vy cho biết.

Những bất hợp lý của luật kế toán còn nằm ở rất nhiều điều quy định khác, ông Vũ Xuân Tiền cho rằng, những bất hợp lý không chỉ là 28 vấn đề, mà thông qua đóng góp của các doanh nghiệp, những bất hợp lý đó sẽ lên tới hàng chục vấn đề cần phải xem xét.

Theo kế hoạch trong năm 2013, việc rà soát luật kế toán sẽ được trình lên quốc hội và đưa vào thực thi. Chính vì thuế VAA đã có bước chuẩn bị rất cần thiết khi vừa ban hành 02 Quyết định thành lập Tiểu Ban nghiên cứu Luật kế toán phía Bắc và Tiểu Ban nghiên cứu Luật kế toán phía Nam. Hai Tiểu Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật kế toán hiện hành, chuẩn bị góp ý cho dự thảo sửa đổi Luật kế toán trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII sắp tới. Ông Chung Thành Tiến – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Đồng Hưng hân hạnh được VAA đề cử là Ủy viên của Tiểu Ban nghiên cứu Luật kế toán phía Nam cùng các Ông Mai Thanh Tòng – Phó chủ tịch Hội Kế toán Tp. HCM – Trưởng Tiểu Ban, Ông Lê Minh Tài – Giám đốc Công ty Kế toán Đồng Khởi, và các Ông/Bà có tên trong Quyết định.

 

Xem nội dung Quyết định thành lập Tiểu Ban phía Bắc

Xem nội dung Quyết định thành lậpTiểu Ban phía Nam

 

Tin liên quan