Nhóm doanh nghiệp càng lãi cao thì số lượng doanh nghiệp chuyển giá càng nhiều. Nguồn: internet
Kết quả này trên cơ sở khảo sát thu thập ý kiến của 1.609 doanh nghiệp FDI đến từ 49 quốc gia khác nhau, hoạt động trên địa bàn 13 tỉnh, thành của Việt Nam có mật độ doanh nghiệp FDI cao nhất.
TS. Edmund Malesky, Đại học Duke (Hoa Kỳ), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, chia nhóm doanh nghiệp FDI được hỏi theo mức lợi nhuận theo 4 nhóm với các mức lãi khác nhau, kết quả cho thấy: 65,1% doanh nghiệp có lãi trên 20%, 44,5% doanh nghiệp có lãi từ 10-20%, 12,3% nhóm doanh nghiệp lãi từ 5-10% và 9,1% nhóm doanh nghiệp lãi 0-5% đã thực hiện việc chuyển giá. Trong đó, nhóm lãi trên 20% có tỷ lệ chuyển giá ước tính tới 81,3%, còn các nhóm lãi thấp hơn thì chuyển giá cũng ít hơn, lần lượt là 55,5%; 27,8%; 16,8%.. Nghĩa là nhóm doanh nghiệp càng lãi cao thì số lượng doanh nghiệp chuyển giá càng nhiều.
Nhìn lại năm qua, TS. Edmund Malesky cho biết, mùa hè năm 2013 đã có một cuộc tranh luận gay gắt giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan thuế Việt Nam. Đó là Tổng cục Thuế công bố một báo cáo cho biết 57% trong số 5.500 Doanh nghiệp FDI được rà soát (chiếm khoảng 60% tổng số doanh nghiệp FDI) đã báo cáo lỗ ròng trong năm tổng số Doanh nghiệp FDI) đã báo cáo lỗ ròng trong năm 2010 và 2011.
Kết quả thanh, kiểm tra chuyển giá tại doanh nghiệp FDI tại một số tỉnh phát hiện 122 doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về chuyển giá và yêu cầu nộp thuế bổ sung hơn 10 triệu USD. Trong danh sách đó có một số công ty đa quốc gia nổi tiếng.
Tuy nhiên, TS. Edmund Malesky cũng cho biết, hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam, “các tranh luận tương tự đang diễn ra tại Mỹ, Anh và các thị trường mới nổi trên khắp thế giới”.
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả phân tích hoạt động chuyển giá mang một thông điệp rõ ràng dành cho các cơ quan quản lý. Đó là, hạ thấp mức thuế thu nhập doanh nghiệp ngang bằng với mức thuế mà doanh nghiệp được hưởng tại nước xuất xứ sẽ làm giảm đáng kể động cơ chuyển giá.
Tuy nhiên, ngay cả khi mức thuế không có thay đổi lớn, nếu cơ quan quản lý có thể đảm bảo cho doanh nghiệp một lộ trình tăng thuế có thể dự đoán được, giúp doanh nghiệp có thể ước lượng một cách đầy đủ gánh nặng thuế của mình trong tương lai thì động cơ thực hiện chuyển giá của doanh nghiệp sẽ giảm bớt – điều này giúp Việt Nam tăng thu ngân sách và sử dụng nguồn thu này để đầu tư, khắc phục các yếu kém trong dịch vụ hành chính công và cơ sở hạ tầng, vốn bị các nhà đầu tư coi là những điểm yếu chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam.
Tin liên quan
CHIÊU SINH LỚP ÔN THI CPA 2024
ÔN THI CPA CHỈ VỚI 3,1 TRIỆU THẬM CHÍ 0 ĐỒNG TIN VUI CHO ACE KẾ TOÁN MUỐN NÂNG TẦM GIÁ TRỊ BẢN THÂN, THI CPA CHƯA BAO GIỜ THUẬN LỢI NHƯ THẾ NÀY Chỉ với 3.1 triệu thậm chí 0 đồng cùng sự quyết tâm, ai cũng dễ dàng...
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng từ 01/01/2024
Sáng 29/11, với trên 93,5% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu). Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận...
Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. TẢI NGHỊ ĐỊNH 44_2023_ND-CP_30062023-signed TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 44/2023/NĐ-CP #nd44 ...
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phát triển
Tại dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung quy định về phương pháp tính thuế đối với DN áp dụng chế độ kế toán siêu nhỏ; áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất thông thường đối với...
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì, vì sao quan trọng?
Gần 140 quốc gia đã, đang triển khai thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam dự tính triển khai từ năm 2024. Loại thuế này quan trọng ra sao? Thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Tháng 10/2021, đã có 136 quốc gia đồng ý với đề xuất cải cách...