Mất ăn mất ngủ với án truy thu
Đó là trường hợp của Công ty CP nhựa Bình Minh. Sau khi nắm được thông tin về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp cổ phần hóa và các doanh nghiệp niêm yết lần đầu, công ty đã có văn bản hỏi Cục Thuế TP.HCM và được hướng dẫn: nếu có hai ưu đãi thuế đồng thời thì doanh nghiệp chỉ được hưởng một và được lựa chọn phương án cao nhất.
Lãnh đạo công ty cho hay họ tiếp tục gửi văn bản hỏi Tổng cục Thuế thì lại có câu trả lời là được hưởng đồng thời cả hai ưu đãi thuế. Từ văn bản ở cấp cao hơn này, công ty Bình Minh đã đề nghị Cục Thuế TP.HCM được hưởng đồng thời cả hai ưu đãi, bắt đầu hưởng từ năm 2006.
Tuy nhiên, đầu năm 2007, doanh nghiệp này đã nhận được thông báo của Cục Thuế TP.HCM với nội dung: sẽ được hưởng cả hai ưu đãi nhưng phải qua giai đoạn cổ phần hóa 2008 và đến năm 2009-2010 mới được hưởng ưu đãi đối với doanh nghiệp niêm yết lần đầu.
Xung đột giữa các văn bản luật khiến các DN bị truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng (ảnh minh họa) |
Bà Nguyễn Thị Kim Yến, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, bức xúc “Đến năm 2011, theo thông báo của Tổng cục Thuế gửi các cục thuế trên cả nước, công ty Bình Minh không còn tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN nêu trên. Mặc dù đến tháng 8/2011 doanh nghiệp mới nhận được thông báo của cơ quan thuế nhưng chúng tôi lại bị truy thu số thuế TNDN đã được ưu đãi từ năm 2009 đến năm 2010, cùng với truy thu là phạt vi phạm hành chính về gian lận thuế”.
Tương tự, ông Đỗ Hướng Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận, cho biết họ cũng đã bị thanh tra Bộ Tài chính và Cục Thuế TP.HCM ra quyết định truy thu thuế ưu đãi thuế TNDN do vi phạm về hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp cổ phần hóa và niêm yết lần đầu.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Đỗ Hướng Dương, cơ quan Thuế cần xem xét để có cách xử lí công bằng với doanh nghiệp, vì sai sót của doanh nghiệp là do xung đột luật pháp giữa Luật Đầu tư và các luật thuế có liên quan. Thời gian qua, có rất nhiều tỉnh thành trên cả nước thực hiện không đúng quy định này dẫn đến tình trạng rất nhiều doanh nghiệp bị truy thu và phạt với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng. Do vậy, nếu cơ quan thuế vẫn phạt doanh nghiệp vì sai sót nêu trên là không công bằng.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, nhìn nhận, thời gian doanh nghiệp muốn giải quyết vấn đề về thuế trong một năm thường rất dài, có thể gấp 10 lần các nước do sự chồng chéo, xung đột giữa các văn bản luật, thông tư với nhau. Đơn cử như văn bản trước cho ưu đãi đầu tư, nhưng văn bản sau lại không cho ưu đãi. Doanh nghiệp không cập nhật được nên vi phạm, dẫn đến kiện cáo, đưa nhau ra tòa.
Lòng vòng hoàn thuế
Trong khi đó, chỉ cần doanh nghiệp chậm nộp thuế về ngân sách thì sẽ bị phạt, làm khó dễ ngay. Còn cơ quan thuế chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp, cán bộ thuế giải quyết không rốt ráo, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hoàn thuế, lại không phải chịu trách nhiệm gì.
Hầu hết doanh nghiệp cho rằng các chương trình ưu đãi thuế được công bố từ đầu năm cũng chỉ là hô khẩu hiệu, còn hiệu quả trên thực tế vẫn chưa nhiều. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp dài cổ ngóng ưu đãi thuế với sự hỗ trợ về tài chính và thông thoáng khi thực hiện thì thực tế lại khó tiếp cận.
Cụ thể, theo phản ánh của Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận, doanh nghiệp đang có 3 bộ hồ sơ hoàn thuế gửi Cục Thuế TP.HCM, với tổng số tiền đề nghị được hoàn là trên 35 tỷ đồng. Trong đó, bộ hồ sơ hoàn thuế đầu tiên nộp từ cuối tháng 5/2013. Tuy nhiên, đến nay sau nhiều lần bổ sung, điều chỉnh, doanh nghiệp vẫn chưa được hoàn thuế. Mặc dù hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế, doanh nghiệp thuộc diện được hoàn trước – kiểm sau, tuy nhiên không hiểu vì lí do gì, đầu tháng 11/2013, Cục Thuế TP.HCM lại có công văn yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kiểm trước – hoàn sau.
Cũng liên quan đến hoàn thuế, một công ty chuyên về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất tại TP.HCM gặp phải nhiều vướng mắc về thời gian hoàn thuế. Dù nằm trong diện kiểm tra trước và hoàn thuế sau, theo quy định tối đa cũng không quá 40 ngày để giải quyết thủ tục hoàn thuế, song đã hơn 3 tháng kể từ khi gửi hồ sơ, họ nhận được văn bản trả lời rằng đang chờ hướng dẫn từ Tổng cục Thuế.
Lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ, cứ 3 tháng công ty mới được hoàn thuế một lần nên số tiền nằm chết bên cơ quan thuế lên đến hàng tỷ đồng. Để bù đắp lại phần vốn thiếu hụt, doanh nghiệp chỉ còn cách đi vay ngân hàng.
Mặc dù chất vấn trực tiếp nhưng nhiều cán bộ Cục thuế TP.HCM viện dẫn lý do “ngoài ngoài khả năng thẩm quyền, chờ văn bản từ Tổng cục”. Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM đã phải đề nghị các doanh nghiệp làm việc trực tiếp với lãnh đạo cơ quan này để được giải quyết vướng mắc.
Nam Phong – Vietnamnet
Tin liên quan
CHIÊU SINH LỚP ÔN THI CPA 2024
ÔN THI CPA CHỈ VỚI 3,1 TRIỆU THẬM CHÍ 0 ĐỒNG TIN VUI CHO ACE KẾ TOÁN MUỐN NÂNG TẦM GIÁ TRỊ BẢN THÂN, THI CPA CHƯA BAO GIỜ THUẬN LỢI NHƯ THẾ NÀY Chỉ với 3.1 triệu thậm chí 0 đồng cùng sự quyết tâm, ai cũng dễ dàng...
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng từ 01/01/2024
Sáng 29/11, với trên 93,5% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu). Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận...
Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. TẢI NGHỊ ĐỊNH 44_2023_ND-CP_30062023-signed TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 44/2023/NĐ-CP #nd44 ...
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phát triển
Tại dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung quy định về phương pháp tính thuế đối với DN áp dụng chế độ kế toán siêu nhỏ; áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất thông thường đối với...
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì, vì sao quan trọng?
Gần 140 quốc gia đã, đang triển khai thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam dự tính triển khai từ năm 2024. Loại thuế này quan trọng ra sao? Thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Tháng 10/2021, đã có 136 quốc gia đồng ý với đề xuất cải cách...