Đầu tiên là vai trò, trách nhiệm của cơ quan thuế như thế nào trong việc để tình trạng trốn thuế, nợ thuế, gian lận thuế xảy ra khắp nơi như vậy? Năm 2013 là năm các doanh nghiệp (DN) rơi xuống đáy của khó khăn, mà chỉ qua đợt rà soát đã thu được hàng chục nghìn tỉ đồng thuế. Vậy các năm trước thì sao?
Thứ hai, trong tổng số hơn 5.400 DN bị kiểm tra thuế vừa rồi, số DN nước ngoài cũng như số tiền truy thu từ họ rất khiêm tốn, chỉ khoảng 224 tỉ đồng. Tất nhiên, nghĩa vụ thuế là bình đẳng, ai gian lận thì kiểm tra không phân biệt DN trong nước, ngoài nước. Thế nhưng, dư luận vẫn chưa quên các nghi án chuyển giá được xới lên với các tên tuổi đình đám như Metro, Coca – Cola, Adidas… Rồi các mạng dịch vụ trực tuyến như Google, Facebook cứ "hồn nhiên" kinh doanh thu lợi lớn tại thị trường trong nước nhưng "quên" nộp thuế… tới nay vẫn chưa có kết quả. Hành vi chuyển giá của rất nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rõ ràng, cơ quan thuế và các đơn vị liên quan đều thừa nhận điều này nhưng việc chống thất thu thì luôn bị kêu khó. Dù không muốn so sánh nhưng rõ ràng, việc đẩy mạnh kiểm tra truy thu thuế, chống gian lận thuế để bù phần hụt thu ngân sách mà chúng ta đang tiến hành hiện nay có vẻ vẫn nhắm tới khối DN trong nước là chính.
Thứ ba, trong khi ráo riết thực hiện kiểm tra, truy thu thuế của các DN thì ngược lại, việc hoàn thuế – trả lại tiền DN đã ứng trước nộp vào ngân sách khi mua nguyên liệu lại rất khó khăn. Thậm chí còn có quy định khiến tiền hoàn thuế GTGT của các DN nông, lâm, thủy sản bị "giam" mà báo chí phản ánh trước đó. Rất nhiều DN than thở rằng, họ cảm thấy ngột ngạt vì cách hành xử của nhà thuế.
Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, 9 tháng đầu năm, có tới 42.000 DN giải thể, ngưng hoạt động. Đáng lo ngại hơn là có tới 66%, tương đương với hơn 200.000 DN làm ăn thua lỗ trong 9 tháng đầu năm nay trong khi chỉ có khoảng 34% DN làm ăn có lãi. Câu hỏi đặt ra là trong khi chúng ta đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra số DN có lãi ít ỏi này thì giải pháp để hỗ trợ, vực dậy hơn 200.000 DN thua lỗ nói trên không thấy được nhắc tới. Liệu chúng ta có quá ráo riết với việc truy thu, xử phạt mà xem nhẹ việc "nuôi dưỡng" để tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách?
Quản lý chặt việc chấp hành pháp luật thuế là việc quan trọng để chống thất thu cho ngân sách cũng như tạo môi trường bình đẳng. Nhưng cách làm hiện nay khiến người ta có cảm giác, vì ngân sách hụt thu nên cơ quan thuế đang làm mọi cách để tăng thu nhanh nhất đã tạo nên sự căng thẳng chung cho các DN trong khi các nghi án chuyển giá, gian lận thuế của không ít "đại gia" nước ngoài vẫn bị bỏ ngỏ.
Nguyên Khanh báo Thanh Niên
Tin liên quan
CHIÊU SINH LỚP ÔN THI CPA 2024
ÔN THI CPA CHỈ VỚI 3,1 TRIỆU THẬM CHÍ 0 ĐỒNG TIN VUI CHO ACE KẾ TOÁN MUỐN NÂNG TẦM GIÁ TRỊ BẢN THÂN, THI CPA CHƯA BAO GIỜ THUẬN LỢI NHƯ THẾ NÀY Chỉ với 3.1 triệu thậm chí 0 đồng cùng sự quyết tâm, ai cũng dễ dàng...
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng từ 01/01/2024
Sáng 29/11, với trên 93,5% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu). Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận...
Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. TẢI NGHỊ ĐỊNH 44_2023_ND-CP_30062023-signed TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 44/2023/NĐ-CP #nd44 ...
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phát triển
Tại dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung quy định về phương pháp tính thuế đối với DN áp dụng chế độ kế toán siêu nhỏ; áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất thông thường đối với...
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì, vì sao quan trọng?
Gần 140 quốc gia đã, đang triển khai thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam dự tính triển khai từ năm 2024. Loại thuế này quan trọng ra sao? Thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Tháng 10/2021, đã có 136 quốc gia đồng ý với đề xuất cải cách...