Chỉ vì một số công ty gian lận thuế, hàng trăm ngàn doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 15 tỉ đồng (chiếm 60 – 70% trong tổng số 570.000 doanh nghiệp trên cả nước) đang bị đề xuất phải mua hóa đơn trở lại sau 3 năm được tự in hóa đơn. Nguyên nhân chính của việc này theo Bộ Tài chính, xuất phát từ quy định thông thoáng cho phép thành lập doanh nghiệp (DN) nên nhiều công ty mới thành lập tự in hóa đơn, mua bán bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế. Xét một cách logic thì việc phải làm là "hổng chỗ nào, bít chỗ đó". Nơi nào thông thoáng đến mức tạo thành lỗ hổng để có thể lách luật, có thể gian lận thuế thì phải quản nơi đó lại. Còn làm theo cách của Bộ Tài chính thì nơi cấp phép tràn lan, thoải mái sẽ vẫn cứ tiếp tục tràn lan, thoải mái cấp phép trong khi rất nhiều DN làm ăn chân chính nhưng có vốn dưới 15 tỉ đồng lại bị "siết" một cách vô lý.
Cũng với tư duy quản lý ngược đời này Bộ Tài chính đã và đang làm cho hoạt động hoàn thuế GTGT bị tê liệt khi yêu cầu các DN xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để được hoàn thuế, phải kiểm tra tất cả chứng từ qua tất cả các khâu lưu thông (Công văn 7257). Một yêu cầu bất khả thi trong thực tế, lý do cũng chỉ vì thiểu số DN gian lận thuế. Quy định này đã đẩy hàng ngàn DN đến bờ vực phá sản khi bị giam tiền hoàn thuế dài hạn, thậm chí vô hạn trong khi đang kẹt vốn.
Tồn kho, lãi suất cao, vốn không tiếp cận được là những khó khăn đã bủa vây các DN mấy năm nay nhưng các giải pháp tháo gỡ đều chậm chạp, thiếu hiệu quả. Trong bối cảnh này, điều có thể giúp họ tốt nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để DN tiết kiệm tối đa chi phí, tận dụng triệt để cơ hội. Nhưng cách làm của Bộ Tài chính lại gây lãng phí rất lớn cho DN và xã hội. Lãng phí đầu tiên là khoản đầu tư để tự in hóa đơn của hàng trăm ngàn DN có vốn điều lệ dưới 15 tỉ đồng sẽ bị bỏ xó, những hóa đơn đã in trước đó sẽ bị cho vào sọt rác; lãng phí thời gian khi lại phải xếp hàng, chầu chực mua hóa đơn ở cơ quan thuế; lãng phí cơ hội khi tiền hoàn thuế bị giam trong khi đơn hàng, hợp đồng tới mà vốn thì không có…
Nhưng quan trọng hơn, việc chính sách liên tục thay đổi đang tạo cho các DN, các nhà đầu tư nước ngoài tâm lý chán nản, bi quan. Vừa mới cho DN tự in hóa đơn được mấy năm thì nay bắt đi mua hóa đơn trở lại; quy định đẩy nhanh thủ tục hoàn thuế còn chưa kịp thực thi lại "đẻ" ra cơ chế giam tiền thuế của họ. Chạy theo sự thay đổi xoành xoạch này cũng bở hơi tai còn tâm sức đâu mà "tự cứu mình" như cơ quan quản lý vẫn kêu gọi.
Nguyên Hằng
Tin liên quan
CHIÊU SINH LỚP ÔN THI CPA 2024
ÔN THI CPA CHỈ VỚI 3,1 TRIỆU THẬM CHÍ 0 ĐỒNG TIN VUI CHO ACE KẾ TOÁN MUỐN NÂNG TẦM GIÁ TRỊ BẢN THÂN, THI CPA CHƯA BAO GIỜ THUẬN LỢI NHƯ THẾ NÀY Chỉ với 3.1 triệu thậm chí 0 đồng cùng sự quyết tâm, ai cũng dễ dàng...
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng từ 01/01/2024
Sáng 29/11, với trên 93,5% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu). Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận...
Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. TẢI NGHỊ ĐỊNH 44_2023_ND-CP_30062023-signed TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 44/2023/NĐ-CP #nd44 ...
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phát triển
Tại dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung quy định về phương pháp tính thuế đối với DN áp dụng chế độ kế toán siêu nhỏ; áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất thông thường đối với...
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì, vì sao quan trọng?
Gần 140 quốc gia đã, đang triển khai thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam dự tính triển khai từ năm 2024. Loại thuế này quan trọng ra sao? Thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Tháng 10/2021, đã có 136 quốc gia đồng ý với đề xuất cải cách...